Trẻ em có bọc răng sứ được không? Độ tuổi nào phù hợp để bọc sứ?


Bọc răng sứ là dịch vụ nha khoa thẩm mỹ phổ biến được dùng để thay thế nhiều khuyết điểm trên răng. Trẻ em có bọc răng sứ được không là thắc mắc chung của nhiều người. Và thực tế, trẻ em không nên áp dụng bọc răng sứ vì một số những lý do quan trọng được chia sẻ trong bài viết!

Trẻ em có bọc răng sứ được không?

Trẻ em là một trong những đối tượng thường xuyên ăn uống và chăm sóc răng miệng chưa thực sự kỹ càng. Răng có cấu trúc yếu, lớp mên răng mỏng, dễ bị vi khuẩn cũng như các tác nhân gây hại tấn công và dẫn đến tình trạng sâu răng, mất răng.

Mặc dù phương pháp bọc răng sứ có thể cải thiện được cùng lúc những khuyết điểm về răng sâu, răng yếu, nhiễm màu, cấu trúc răng lộn xộn. Thế nhưng trẻ em không thể áp dụng bọc răng sứ được. Bởi vì:

  • Cấu trúc răng của trẻ chưa hoàn thiện, răng rất yếu, khi áp dụng bọc răng sứ cần thủ thuật mài răng và xâm lấn, những điều này gây ảnh hưởng trực tiếp đến răng.
  • Bọc răng sứ cho trẻ sẽ gây cản trở quá trình mọc răng, nhất là trong giai đoạn xương răng đàn dần hoàn thiện và phát triển.
  • Phần mão răng sứ sau khi bọc sẽ bị chật theo thời gian. Do răng sữa sẽ dần dần thay thế bằng những chiếc răng vĩnh viễn có cấu trúc cố định và chắc chắn. Khi bọc sứ dẫn đến hiện tượng chen chúc và xâm lấn.
Không nên bọc răng sứ quá sớm cho trẻ em vì sẽ xuất hiện các ảnh hưởng
Không nên bọc răng sứ quá sớm cho trẻ em vì sẽ xuất hiện các ảnh hưởng

Độ tuổi nên bọc răng sứ phù hợp?

Trẻ em có bọc răng sứ được không? Câu trả lời là không nên bọc sứ cho trẻ em vì xuất hiện một số những ảnh hưởng và tác động. Thông thường, bác sĩ chuyên khoa khuyên chỉ nên bọc răng sứ cho trẻ em khi đủ 18 tuổi.

Giai đoạn răng 18 tuổi sẽ được thay thế bằng răng vĩnh viễn. Tình trạng răng lúc này đã được phát triển toàn diện và chắc chắn. Do đó, với những vấn đề khuyết điểm của răng có thể áp dụng bằng kỹ thuật bọc sứ.

Trường hợp trẻ dưới 18 tuổi, răng có nhiều khuyết điểm và những ảnh hưởng, bố mẹ cần chú trọng chăm sóc, hướng dẫn những cách vệ sinh răng miệng hoặc tìm kiếm những giải pháp khác nhau để cải thiện tình trạng răng miệng. Trong đó, nếu trẻ có dấu hiệu sâu răng và xuất hiện những tác động, việc thay thế bằng áp dụng kỹ thuật trám răng cũng là lựa chọn khách hàng nên chú trọng và cân nhắc.

Khi đủ 18 tuổi mới nên áp dụng kỹ thuật bọc răng sứ
Khi đủ 18 tuổi mới nên áp dụng kỹ thuật bọc răng sứ

Nếu bọc răng sứ cho trẻ, nên chọn loại răng nào?

Trong một số trường hợp nếu vẫn bắt buộc thực hiện phương pháp bọc răng sứ cho trẻ em. Khi đó, bác sĩ chuyên khoa khuyên khách hàng chỉ nên áp dụng răng sứ kim loại và răng toàn sứ.

Tùy thuộc vào nhu cầu, điều kiện kinh tế cũng như độ tuổi của trẻ mà có thể lựa chọn loại răng sứ hiệu quả. Tuy nhiên nếu như bọc răng sứ cho răng cửa, bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo nên sử dụng dòng răng toàn sứ để có sự chắc chắn cũng như đảm bảo được tính thẩm mỹ như mong muốn.

Trước khi thực hiện bọc răng sứ cho trẻ em, cần lựa chọn những địa chỉ uy tín để được bác sĩ chuyên khoa tư vấn, thăm khám và đưa ra những chỉ định sao cho phù hợp.

Nếu bắt buộc bọc sứ, nên chọn dòng răng toàn sứ để chắc chắn và an toàn
Nếu bắt buộc bọc sứ, nên chọn dòng răng toàn sứ để chắc chắn và an toàn

Bí quyết hạn chế bọc răng sứ sớm cho trẻ

Để hạn chế tình trạng bọc răng sứ quá sớm cho trẻ em, các chuyên gia khuyên các bậc phụ huynh cần chú ý đến những nguyên tắc chăm sóc răng miệng cho trẻ. Và mỗi em bé cần chú ý tuân thủ đúng và đủ những hướng dẫn về vệ sinh, làm sạch răng miệng, đáp ứng các nhu cầu làm đẹp hiệu quả.

  • Chăm sóc răng miệng đúng cách: Chú ý hướng dẫn, tập cho trẻ có thói quen chăm sóc và bảo vệ răng miệng an toàn. Đánh răng ít nhất 2 lần/ ngày, sử dụng bàn chải có lông mềm, đánh răng bằng nước súc miệng có chứa chất flour để sạch khuẩn.
  • Đeo dụng cụ bảo vệ răng: Nếu trẻ có đam mê yêu thích các môn thể thao vận động nhiều, cần trang bị những dụng cụ bảo vệ răng để hạn chế những tác nhân gây hại, không có tình trạng sứt mẻ, tổn thương do những va chạm không đáng có.
  • Tái khám nha khoa thường xuyên: Việc chăm sóc, tái khám răng định kỳ sẽ giúp bác sĩ phát hiện những ảnh hưởng bất thường của răng miệng và có cách can thiệp hợp lý. Thời gian tái khám đúng chuẩn là từ 3- 6 tháng.
  • Chú trọng cung cấp dinh dưỡng đúng cách. Cho trẻ ăn uống khoa học, cung cấp rau xanh, hoa quả. Hạn chế sử dụng những món ăn quá ngọt sẽ khiến răng miệng dễ xuất hiện các tấn công từ vi khuẩn.
Hướng dẫn bí quyết chăm sóc và vệ sinh răng miệng đúng đắn cho các bé
Hướng dẫn bí quyết chăm sóc và vệ sinh răng miệng đúng đắn cho các bé

Những thắc mắc về trẻ em có bọc răng sứ được không đã được giải đáp cụ thể trong bài viết. Tin chắc khách hàng đã nắm rõ cũng như có được lựa chọn phù hợp. Và đừng quên tìm đến những địa chỉ nha khoa uy tín để chăm sóc răng miệng, đảm bảo trẻ em có được hàm răng đẹp, hạn chế tình trạng bọc sứ quá sớm.

Bình luận

    Bình luận mới vừa được thêm vào. Click để xem
    0 bình luận

    Bài viết liên quan