Sau khi bọc răng sứ có tháo được không? Tại sao?


Bọc răng sứ là phương pháp nha khoa thẩm mỹ có thể cải thiện cùng lúc nhiều khuyết điểm trên bề mặt răng. Tuy nhiên không phải lúc nào bọc sứ cũng đem đến kết quả tốt như mong muốn. Vậy bọc răng sứ có tháo được không? Trường hợp nào cần chỉ định tháo răng sứ để có được kết quả như mong muốn?

Bọc răng sứ có tháo được không?

Bọc răng sứ là phương pháp áp dụng kỹ thuật chuyên biệt để mài bớt một phần cấu trúc răng thật. Sau đó bác sĩ sẽ tiến hành đo vẽ, thiết kế mão sứ để gắn lên bề mặt của răng nhằm thay thế được những tình trạng nhiễm màu, hư hao, răng lộn xộn.

Bọc răng sứ có tháo được không? Có nên bọc răng sứ lần 2 hay không?
Bọc răng sứ có tháo được không? Có nên bọc răng sứ lần 2 hay không?

Bọc răng sứ xong vẫn có thể tháo ra như bình thường. Tuy nhiên, trường hợp tháo bỏ răng sứ cũ và thay thế bằng răng mới cần được các bác sĩ xem xét, thăm khám và áp dụng quy trình thực hiện sao cho đúng cách.

Nếu tháo răng sứ không đúng sẽ dẫn đến một số nguy cơ và ảnh hưởng như viêm nhiễm, đen chân răng và những ảnh hưởng khác. Do đó, có hai cách để tháo răng sứ và thường được áp dụng cụ thể như:

  • Thực hiện cắt mão sứ thành những mảnh nhỏ để không làm tổn thương đến phần gốc chân răng thật.
  • Tiến hành mài nhỏ răng sứ theo chiều dọc của chân răng để lộ sườn mão sứ, hạn chế tình trạng tác động và vướng đến các răng bên cạnh.

Cho dù tháo răng sứ bằng cách nào đi chăng nữa, các bác sĩ cũng chú trọng thao tác thực hiện sao cho khéo léo, đúng chuẩn, hạn chế thấp nhất những tác động hoặc ảnh hưởng đến phần mô nướu.

Những trường hợp nào cần tháo răng sứ?

Tháo bỏ răng sứ sau khi bọc là trường hợp bất khả kháng và không ai mong muốn thực hiện. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp bác sĩ chỉ định gỡ mão sứ ra để đảm bảo sức khỏe răng miệng và hạn chế những ảnh hưởng quá lớn đến cấu trúc răng. Dưới đây là một số những trường hợp cần tháo răng sứ:

Răng bị nứt, vỡ: Nếu răng sứ bị tác động va đập do tai nạn hoặc thời gian sử dụng quá lâu, chất lượng sứ kém và nứt vỡ. Lúc này sẽ ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai và cần nhanh chóng tháo răng sứ để cải thiện.

Răng nứt, vỡ và có những tác động nên áp dụng kỹ thuật tháo răng sứ để cải thiện
Răng nứt, vỡ và có những tác động nên áp dụng kỹ thuật tháo răng sứ để cải thiện

Răng xuất hiện bệnh lý, đau nhức kéo dài: Trong quá trình bọc sứ, nếu bác sĩ mài răng nhiều và gây xâm lấn đên cấu trúc răng thật, dẫn đến những bệnh lý về viêm nhiễm, đau nhức kéo dài. Những lúc này cần bắt buộc tháo răng sứ để điều trị chân răng.

Dị ứng với chất liệu sứ: Một số khách hàng sau khi bọc sứ xong, răng xuất hiện tình trạng oxy hóa và có dấu hiệu dị ứng với chất liệu sứ. Lúc này cần thực hiện bọc răng sứ để có thể cải thiện và điều chỉnh sao cho phù hợp nhất.

Mắc nhiều bệnh lý răng miệng: Trước khi bọc răng sứ nếu bác sĩ không thăm khám kỹ về tình trạng răng miệng, còn tồn tại những bệnh lý hôi miệng, viêm nha chu, viêm tủy. Sau khi bọc sứ xong răng sẽ càng ngày đau nhức khó chịu, gây tác động đến chức năng ăn nhai. Những lúc này cần chỉ định tháo răng sứ để cải thiện.

Khi răng mắc nhiều bệnh lý ảnh hưởng đến chân răng cũng nên áp dụng tháo răng sứ
Khi răng mắc nhiều bệnh lý ảnh hưởng đến chân răng cũng nên áp dụng tháo răng sứ

Quy trình tháo và bọc răng sứ như thế nào?

Để thực hiện tháo và bọc răng sứ cần áp dụng đúng quy trình. Bởi phương pháp này không hề đơn giản, cần sự khéo léo, tỉ mỉ cũng như áp dụng kỹ thuật và công nghệ cao của đội ngũ bác sĩ. Quá trình tháo và bọc răng sứ được diễn ra như sau:

Bước 1: Thăm khám và tư vấn

Bác sĩ thăm khám, xem xét răng sứ cần tháo. Sau đó tiến hành vệ sinh răng sạch sẽ và áp dụng gây tê để hạn chế cảm giác đau đớn khi thực hiện.

Bước 2: Tiến hành tháo răng sứ

Tiến hành tháo răng sứ bằng 2 cách: cắt nhỏ mão răng hoặc tháo lần lượt từng mão sứ để tránh va chạm vào phần cùi răng. Thao tác tháo răng sứ tỉ mỉ, chuyên biệt, bác sĩ tập trung và khéo léo để không gây ảnh hưởng đến khoang miệng.

Bác sĩ chuyên khoa xem xét và áp dụng kỹ thuật tháo răng sứ an toàn
Bác sĩ chuyên khoa xem xét và áp dụng kỹ thuật tháo răng sứ an toàn

Bước 3: Thực hiện mài răng, lấy dấu răng

 Thực hiện mài cùi răng, lấy dấu răng và chế tác răng sứ mới thay thế răng cũ. Quá trình này được diễn ra nhanh chóng, đúng quy trình. Lấy dấu răng cần sự tỉ mỉ và chính xác để bọc sứ lần 2 được thống nhất.

Bước 4: Bọc răng sứ lần 2

 Gắn mão sứ lên răng, kiểm tra khớp cắn, đảm bảo chức năng về thẩm mỹ và ăn nhai vẫn được như bình thường.

Bước 5: Chăm sóc, tái khám

Hướng dẫn những bí quyết chăm sóc hậu phẫu, tái khám đúng lịch hẹn của bác sĩ để sớm phát hiện những ảnh hưởng bất thường.

 Bọc răng sứ lần 2 có được không?

Tháo răng sứ và bọc lần 2 được thực hiện bình thường, quá trình áp dụng đơn giản và nhanh chóng. Tuy nhiên, tháo răng sứ và bọc lần 2 khách hàng sẽ cảm giác hơi ê buốt và đau nhức nhẹ. Những lúc này bác sĩ chuyên khoa sẽ xem xét, cân đối quá trình thực hiện để có được sự thoải mái nhất.

Nếu như lựa chọn những địa chỉ nha khoa uy tín, việc tháo răng sứ và bọc lại lần 2 diễn ra đúng quy trình, nhanh gọn, hạn chế thấp nhất những kích ứng và ảnh hưởng. Những lúc này khách hàng sẽ có cảm giác thoải mái, tự tin như mong muốn.

Lựa chọn những địa chỉ nha khoa uy tín để bọc răng sứ lần 2
Lựa chọn những địa chỉ nha khoa uy tín để bọc răng sứ lần 2

Những lưu ý quan trọng khi tháo răng sứ

Tháo và bọc răng sứ lần 2 có thể thực hiện nhanh chóng, dễ dàng nếu mỗi khách hàng cần chú ý cũng như tuân thủ một số những nguyên tắc cơ bản. Theo đó, chúng ta cần nắm rõ những vấn đề như:

  • Sau khi tháo răng sứ xong, cần đảm bảo lấy dấu hàm và tiến hành bọc răng sứ lần 2 để duy trì chức năng ăn nhai và thẩm mỹ. Đặc biệt chú ý lấy dấu hàm chính xác để khớp cắn thống nhất và đảm bảo việc thực hiện suôn sẻ, có kết quả như mong muốn.
  • Với tháo răng sứ và bọc lần 2, chú trọng tìm đến những địa chỉ nha khoa uy tín có bác sĩ chuyên khoa tay nghề giỏi. bên cạnh đó còn có trang thiết bị hiện đại để đảm bảo cho quá trình thực hiện lần 2 diễn ra an toàn, hiệu quả nhất.
  • Chú ý trong quá trình tháo răng sứ, nên ăn những thực phẩm mềm. Thường xuyên sử dụng những món giàu canxi để tăng cường sự chắc khỏe cho răng và xương.
  • Đánh răng ít nhất 2-3 lần/ ngày, chú ý sử dụng bàn chải lông mềm để giúp răng được sạch khuẩn và hạn chế sự xuất hiện của những ảnh hưởng.
  • Tái khám nha khoa từ 3- 6 tháng, theo dõi định kỳ tình hình sức khỏe răng miệng và sớm xử lý những vấn đề ảnh hưởng, phát sinh.
Chú ý những cách chăm sóc đúng đắn sau khi tháo răng sứ
Chú ý những cách chăm sóc đúng đắn sau khi tháo răng sứ

Bọc răng sứ có tháo được không? Chắc chắn quá trình bọc răng sứ xong tháo được như bình thường. Tùy trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ chỉ định tháo răng sứ như thế nào để có được hiệu quả như mong muốn. Khách hàng hãy chú trọng lựa chọn những địa chỉ nha khoa uy tín để bọc răng sứ an toàn, hạn chế tình trạng tháo răng sứ nhiều lần.

Bình luận

    Bình luận mới vừa được thêm vào. Click để xem
    0 bình luận

    Bài viết liên quan